Trần Nhân Tông là một nhà thơ Thiền xuất sắc trong dòng thơ thời Lý-Trần.
Xuân hiểu
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
Buổi sớm mùa xuân
Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay,
Song song đôi bướm trắng,
Phất phới sấn hoa bay.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Hạnh Thiên Trường hành cung
Cảnh thanh u vật diệc thanh u
Thập nhất tiên châu thử nhất châu.
Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,
Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu
Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự
Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu.
Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tĩnh
Kim niên du thắng tích niên du.
Dạo chơi hành cung Thiên Trường
Cảnh thanh u vật cũng thanh u
Mười mấy châu tiên ấy một châu.
Trăm tiếng đàn chim, dàn nhạc hát
Nghìn hàng đám quít, đám quân hầu
Trăng vô sự chiếu người vô sự
Nước có thu lồng trời có thu.
Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng
Độ xưa so với độ nay thua.
(Bản dịch Khuyết danh)
Cư trần lạc đạo phú
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xa hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.[3]
Dịch nghĩa:
Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa.
Cảnh thanh u vật cũng thanh u