Bệnh tay chân miệng là do một loại virut có tên là Entero 71 gây ra. Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất ở các bé 3 tuổi. Triệu chứng bệnh chân tay miệng là sốt nhẹ, sưng miệng, nổi bong bóng nước to khoảng đầu đũa, màu xám, đỏ hình ô van ở vùng mông, gối lòng ban tay, lòng ban chân và ở miệng nhưng không đau...Dưới đây là một số triệu chứng tiêu biểu.
Bệnh tay chân miệng thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt bệnh tập trung vào các bé dưới 3 tuổi. Bệnh diễn ra vào 2 đợt trong năm là từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 10 đến tháng 12. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Bệnh tay chân miệng do virut Entero 71 gây ra có những triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, sưng miệng, nổi bong bóng nước to khoảng đầu đũa, màu xám, đỏ hình ô van ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Bong bóng nước còn xuất hiện trong miệng, khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng. Một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp. Những triệu chứng này khiến nhiều bác sĩ chẩn đoán nhầm là bệnh thủy đậu, nhiễm khuẩn da hay dị ứng…
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng
a. Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
b. Giai đoạn khởi phát:Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
c. Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.
- Sốt nhẹ.
- Nôn.
- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
d. Giai đoạn lui bệnh:
- Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
- Nếu trẻ không có biến chứng thì có thể điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa. Trong trường hợp ngược lại thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để có những biện pháp chữa trị kịp thời.
Theo glucankiddy.com