Chúng ta đã vượt qua các cách chăm sóc mẹ và thai nhi trong hai thai kỳ đầu (6 tháng đầu mang thai). Gia đình bạn sắp chào đón một thành viên mới.
Trong những ngày cuối cùng này, hãy cẩn thận với những dấu hiệu bất thường. Nếu bị ra máu âm đạo, hãy đến bác sĩ của bạn ngay
Nguyên nhân gây ra huyết âm đạo
Thời kỳ mới có thai, hiện tượng ra huyết âm đạo bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: dọa sẩy thai, thai trứng, thai lưu, thai ngoài dạ con (tử cung).
Khác với thời kỳ đầu, ra huyết âm đạo cuối thai kỳ chiếm tỷ lệ khoảng 2 - 6 % trong toàn bộ thai kỳ, bao gồm nhiều nguyên nhân. Qua chuẩn đoán, có thể phân biệt các nguyên nhân như: nhau bong non, nhau tiền đạo, có triệu chứng của việc chuyển dạ, bị viêm loét, có thịt dư hay ung thư cổ tử cung, chấn thương, vỡ tử cung....
Ra huyết nhiều thường là từ nhau, tức tổ chức nối liền giữa mẹ và con. Hai nguyên nhân thường thấy nhất là nhau bong non và nhau tiền đạo.
Ai dễ bị nhau bong non?
Bình thường thì nhau chỉ tách ra khỏi thành tử cung sau khi thai nhi được sinh ra. Nhau bong non là nhau sớm tách ra khỏi vị trí bình thường (đáy tử cung), ra khỏi thành tử cung. Cứ 120 bà mẹ mang thai thì có một bà bị nhau bong non. Gần 80 % thai chết xảy ra trước khi khởi phát chuyển dạ.
Chưa rõ lý do gây nhau bong non nhưng các bà cho biết những người dễ bị chứng này:
Phụ nữ mang thai lớn tuổi, sanh nhiều
Người mẹ bi choáng, dinh dưỡng kém, cao huyết áp
Mẹ hút thuốc lá và sử dụng cocain, nhiễr trùng ối
Những ca sinh đôi, do tử cung căng quá mức bị giảm thể tích đột ngột
Những thai phụ bị chấn thương bên ngoài do lao động nặng, té ngã...(chiếm 1 - 2 %)
Nhau bong non có thể tỷ lệ tái phát sau lần thứ nhất bị nhau bong non 5 - 17 %, sau lần thứ hai là 25 %.
Dấu hiệu, biến chứng và xử lý
Dấu hiệu: Khởi phát một cách đột ngột thường thì có đau bụng có hoặc không kèm theo ra huyết. Ða số (80%) các trường hợp đều có ra huyết âm đạo. Việc theo dõi tình trạng mẹ và thai nhi, sự co bóp của tử cung là hết sức quan trọng. Bác sĩ sẽ đo tử cung hàng loạt để loại trừ trường hợp xuất huyết ngầm.
Biến chứng: Nhau bong non có nhiều biến chứng
Mẹ bị rối loạn đông máu, hoại tử do thiếu máu ở các cơ quan xa như thận, thuỳ trước tuyến yên, tử cung bị ngấm máu dãn tới co hồi kém
Tử vong mẹ khoảng gần 1%
Thi nhi kém phát triển, sinh non tháng, thiếu máu sơ sinh, ngạt, thai nhi bất thường
Tỷ lệ tử vong thai nhi cao 30 - 60 %
Xử trí tùy theo mức độ của nhau bong và tuổi thai
Nếu tha trưởng thành thì bác sẽ theo dõi và kích chuyển dạ. Việc này được thực hiện với một sự kiểm soát chặt chẽ mạch, huyết áp, lượng nước tiểu, lượng huyết cầu tố, tình trạng thai nhi
Sinh mổ được thực hiện trong trường hợp thai nhi yếu, mẹ bị xuất huyết nhiều hay do những chỉ định sản khoa khác
Trường hợp thai non tháng có thể bác sĩ chờ thai ra bằng cách cho thuốc giảm co. Nếu thành công, tình trạng mẹ ổn và thai không bị suy, thì kiểm tra sức khỏe thai nhi 2 lần một tuần và 3 - 4 tuần siêu âm một lần để đánh giá sự phát triển thai nhi.
Những lời khuyên của bác sĩ
Một phụ nữ mang thai bị ra huyết không phải là chuyện hiếm. Có nhiều trường hợp ra huyết do những nguyên nhân nhỏ, không cần đều trị gì đặc biệt.
Nhưng mặt khác, như bạn đã biết, ra huyết lại là triệu chứng đầu tiên của một tình trạng nguy hiểm, có thể là nhau bong non, hoặc nhau tiền đạo
Vì vậy, khi bị ra huyết, dầu ít hay nhiều, bạn đều phải báo cho bác sĩ ngay. Sức khỏe của bạn và con phụ thuộc sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. (TGPN)